MẠNG LƯỚI ĐÀO TẠO LOGISTICS VIỆT NAM
_________________
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG (Dự thảo)
Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG
Điều AUTONUM 1. Tên gọi
1. Tên gọi: Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam
2. Tên tiếng Anh: Viet Nam Logistics Education and Training Network
3. Tên viết tắt: VietLogNet
Điều AUTONUM 2. Cơ chế hợp tác
Mạng lưới Đào tạo Logistics Việt Nam (sau đây gọi tắt là Mạng lưới) là cơ chế hợp tác của các tổ chức đào tạo tại Việt Nam, có chức năng đào tạo nguồn nhân lực logistics, bao gồm dịch vụ logistics, quản trị logistics và chuỗi cung ứng cùng các chuyên môn liên quan.
Điều AUTONUM 3. Mục đích hợp tác
Xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác giữa các tổ chức đào tạo về logistics trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, phát huy thế mạnh và tận dụng tối đa nguồn lực nhằm hướng đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về logistics.
Chương II: NỘI DUNG HỢP TÁC
Điều AUTONUM 4. Hợp tác đào tạo
1. Phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, tạo mối liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong nước với nhau và với quốc tế, đảm bảo gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với thực tiễn sản xuất kinh doanh.
2. Phối hợp, trao đổi kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên logistics.
3. Hợp tác xây dựng giáo trình, tài liệu đào tạo về logistics theo hướng hiện đại và tương thích với quốc tế.
4. Trao đổi, phối hợp nhằm xây dựng chuẩn đầu vào, đầu ra, xác định nhu cầu nhân lực của ngành logistics.
5. Hợp tác trong việc trao đổi giảng viên, sinh viên giữa các Bên để nâng cao chất lượng, năng lực của giảng viên, sinh viên ngành logistics.
6. Kiến tạo và khai thác mối liên kết với các hiệp hội, doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp nhận giảng viên, sinh viên, cán bộ nghiên cứu của các Bên tới tham quan tìm hiểu, thực hành, thực tập.
Điều AUTONUM 5. Hợp tác nghiên cứu
7. Hợp tác xây dựng và thực hiện các các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ ngành logistics và các lĩnh vực liên quan.
8. Trao đổi các kết quả nghiên cứu và tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng kết quả nghiên cứu.
9. Hợp tác thực hiện các dự án theo các đơn đặt hàng của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực logistics.
Điều AUTONUM 6. Hợp tác chuyển giao công nghệ
10. Hợp tác chuyển giao công nghệ nhằm đưa các kết quả nghiên cứu, quy trình, công nghệ tiên tiến về logistics vào ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh, các chương trình đào tạo thuộc ngành logistics.
Điều AUTONUM 7. Hợp tác khác
11. Hợp tác trong việc tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự ngành logistics và các lĩnh vực liên quan khác theo nhu cầu của doanh nghiệp.
12. Trao đổi kinh nghiệm trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ thuộc ngành logistics và các lĩnh vực liên quan khác.
13. Phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn khoa học, cuộc thi và các hoạt động khác thuộc ngành logistics và các lĩnh vực liên quan.
Chương III: THÀNH VIÊN
Điều AUTONUM 8. Hình thức thành viên
1. Thành viên chính thức của Mạng lưới là các tổ chức đào tạo về logistics.
2. Thành viên liên kết là các tổ chức, doanh nghiệp không đào tạo về logistics, nhưng có quan hệ mật thiết, hỗ trợ cho hoạt động đào tạo của các thành viên chính thức.
3. Thành viên danh dự là các tổ chức khoa học, giáo dục, đào tạo có uy tín ở tầm quốc gia, quốc tế và có đóng góp những giá trị hữu hình hay vô hình làm tăng cao năng lực, giá trị của Mang lưới nhưng không nhất thiết phải tuân thủ toàn bộ quy định của Mạng lưới.
Điều AUTONUM 9. Điều kiện và thủ tục trở thành thành viên
1. Mọi tổ chức thành lập theo pháp luật Việt Nam, có hoạt động đào tạo logistics và các chuyên môn liên quan, tự nguyện tuân thủ Quy chế hoạt động của Mạng lưới và nộp phí thành viên đều có thể trở thành thành viên chính thức hoặc thành viên liên kết của Mạng lưới.
2. Tổ chức muốn trở thành thành viên chính thức, thành viên liên kết cần làm đơn xin gia nhập theo mẫu quy định và nộp cho Ban Chấp hành.
3. Ban Chấp hành xem xét và quyết định kết nạp thành viên chính thức, thành viên liên kết.
[Điều aa. Trách nhiệm và nghĩa vụ của thành viên
Điều bb. Quyền hạn và quyền lợi của thành viên ]
Chương IV: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Điều AUTONUM 10. Cơ cấu tổ chức
1. Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới bao gồm:
a) Hội nghị toàn thể;
b) Ban Chấp hành;
c) Văn phòng;
Điều AUTONUM 11. Hội nghị toàn thể
1. Hội nghị toàn thể họp mỗi năm 1 lần.
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Hội nghị toàn thể:
a) Đánh giá hoạt động của Mạng lưới trong năm, quyết định phương hướng và nhiệm vụ hoạt động của Mạng lưới trong năm tiếp theo;
b) Thảo luận và biểu quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động;
c) Quyết định việc đổi tên, chia tách, sáp nhập hoặc giải thể Mạng lưới;
d) Thảo luận và thông qua báo cáo tài chính, tài sản trong năm và kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo;
đ) Quyết định số lượng ủy viên Ban Chấp hành, số lượng Phó Chủ tịch;
e) Bầu Ban Chấp hành, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký;
g) Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi nhánh;
h) Thảo luận và quyết định các vấn đề khác về công tác của Mạng lưới.
3. Hội nghị bất thường được triệu tập theo quyết định của Ban Chấp hành hoặc theo đề nghị của 2/3 số thành viên trở lên để giải quyết những vấn đề tổ chức và hoạt động của Mạng lưới.
4. Các nghị quyết, các vấn đề thảo luận tại Hội nghị toàn thể và việc bầu cử được thông qua theo nguyên tắc đa số và bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết do Hội nghị quyết định.
Điều AUTONUM 12. Ban Chấp hành [hay Ban Chủ nhiệm?]
1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Mạng lưới giữa hai lần họp Hội nghị toàn thể. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành phù hợp với nhiệm kỳ Hội nghị toàn thể (1 năm).
2. Ban Chấp hành họp mỗi năm ít nhất 2 lần. Cuộc họp chỉ có giá trị khi có trên 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành tham dự.
3. Ban Chấp hành có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ do Hội nghị toàn thể đề ra;
b) Xây dựng chương trình hoạt động, kế hoạch công tác hàng năm;
c) Ban hành Quy chế hoạt động của Văn phòng, quy định các nguyên tắc, chế độ sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Mạng lưới, thủ tục kết nạp thành viên;
e) Chuẩn bị nội dung, chương trình và tài liệu họp Hội nghị toàn thể và Hội nghị bất thường;
g) Quyết định triệu tập Hội nghị bất thường.
Điều AUTONUM 13. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký do Hội nghị toàn thể bầu trong số các ủy viên Ban Chấp hành.
2. Chủ tịch có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Đại diện pháp nhân của Mạng lưới trước pháp luật;
b) Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội nghị toàn thể và các quyết định của Ban Chấp hành;
c) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, chủ trì Hội nghị toàn thể, Hội nghị bất thường;
d) Đại diện Mạng lưới tham gia các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với mục đích của Mạng lưới.
3. Phó Chủ tịch được Chủ tịch phân công và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
4. Tổng Thư ký có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Lãnh đạo hoạt động của Văn phòng;
b) Tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết của Hội nghị toàn thể và các quyết định của Ban Chấp hành.
c) Đại diện Mạng lưới tham gia các hoạt động đối ngoại, tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với mục đích của Mạng lưới theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch.
Điều AUTONUM 14. Văn phòng
1. Văn phòng Mạng lưới được tổ chức và hoạt động theo quy chế do Ban Chấp hành phê duyệt.
2. Địa điểm, số lượng nhân viên, kinh phí hoạt động của Văn phòng do Ban Chấp hành phê duyệt.
[Điều xx. Các ban chuyên trách
Các Ban chuyên trách bao gồm: ..., cụ thể như sau:
1. Ban Đào tạo:
2. Ban Khảo thí:
3. Ban Nghiên cứu:
4. Ban Công nghệ:
5. Ban Truyền thông:
Điều yy. Tổ chức các ban:
1. Người đứng đầu: là một PCT
2. Các tiểu ban: được phân chia theo các chuyên môn cụ thể
Mỗi Tiểu ban có 1 Trưởng tiểu ban và 2 phó cùng lượng thành viên đủ để triển khai các nhiệm vụ đặt ra ]
Chương V: TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
Điều AUTONUM 15. Nguồn thu tài chính
Nguồn thu tài chính của Mạng lưới bao gồm:
a) Phí thành viên;
b) Tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;
c) Các khoản thu hợp pháp khác.
Điều AUTONUM 16. Quản lý sử dụng tài chính và tài sản
Ban Chấp hành quy định việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của Mạng lưới phù hợp với quy định của pháp luật và nghị quyết của Hội nghị toàn thể.
Chương VI: CÁC QUY ĐỊNH KHÁC
Điều AUTONUM 17. Giải thể
1. Trừ trường hợp bị giải thể, ngừng hoạt động theo quy định của pháp luật, Mạng lưới tự giải thể khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tại Hội nghị toàn thể nhất trí đề nghị.
2. Khi có đủ điều kiện, Mạng lưới có thể chuyển đổi mô hình hoạt động sang hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
_______________________