Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam họp phiên đầu tiên
Tiếp theo việc ký Bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo logistics tại Diễn đàn Logistics Việt Nam ngày 15 tháng 12 năm 2017, ngày 04 tháng 01 năm 2018, các đơn vị thành viên Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam đã họp phiên đầu tiên dưới hình thức trực tuyến giữa các điểm cầu Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Phiên họp có sự tham dự của đại diện 20 trường đại học, viện đào tạo về logistics và một số tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này.
Nhận thức được sự bất cập của việc đào tạo hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu kiến thức toàn diện và sự chênh lệch trong chương trình đào tạo logistics giữa các trường đào tạo, phiên họp tập trung thảo luận để thống nhất về công tác tổ chức và kế hoạch hoạt động, hợp tác của mạng lưới đào tạo logistics trong thời gian sắp tới.
Việc lựa chọn hình thức hợp tác dưới dạng Mạng lưới được nhiều đại biểu tán thành vì đảm bảo có sự linh hoạt, thuận lợi cho các thành viên trong bối cảnh hoạt động đào tạo logistics chưa phát triển mạnh và các thành viên chưa hiểu hết về nhau. Qua quá trình hoạt động, khi việc hợp tác đã đi vào thực chất với mức độ cao hơn, các thành viên sẽ xem xét khả năng chuyển đổi thành mô hình Hiệp hội.
Phiên họp nhất trí giao cho nhóm chuyên gia từ Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Giao thông Vận tải, Viện Nghiên cứu và phát triển logistics, Trường Hàng không và Logistics Việt Nam phối hợp soạn thảo Quy chế hoạt động của Mạng lưới để các thành viên thông qua.
Các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều đề xuất nhằm phát huy tác dụng kết nối của Mạng lưới. Từ việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về logistics và đào tạo logistics cho đến việc thực hiện các công trình nghiên cứu chung, viết giáo trình chung và hướng đến việc thống nhất chuẩn đầu ra trong đào tạo logistics. Việc liên kết với các doanh nghiệp là hoạt động được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao tính thực tiễn cho công tác đào tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về logistics nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và kích thích sự quan tâm của các em học sinh cũng được các đại biểu đặt ra. Tất cả những hoạt động nói trên sẽ được đưa vào Kế hoạch hoạt động của Mạng lưới năm 2018 và phân giao cụ thể cho các đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp.
Trong thời gian chưa bầu ra nhân sự lãnh đạo của Mạng lưới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ là đơn vị điều phối các hoạt động của Mạng lưới.
Sự phát triển của Mạng lưới đào tạo logistics hứa hẹn sẽ làm nền tàng vững chắc cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về logistics cho Việt Nam.
Cục XNK và VITIC tổng hợp
Nhận thức được sự bất cập của việc đào tạo hiện nay là chưa đáp ứng được yêu cầu và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu kiến thức toàn diện và sự chênh lệch trong chương trình đào tạo logistics giữa các trường đào tạo, phiên họp tập trung thảo luận để thống nhất về công tác tổ chức và kế hoạch hoạt động, hợp tác của mạng lưới đào tạo logistics trong thời gian sắp tới.
Việc lựa chọn hình thức hợp tác dưới dạng Mạng lưới được nhiều đại biểu tán thành vì đảm bảo có sự linh hoạt, thuận lợi cho các thành viên trong bối cảnh hoạt động đào tạo logistics chưa phát triển mạnh và các thành viên chưa hiểu hết về nhau. Qua quá trình hoạt động, khi việc hợp tác đã đi vào thực chất với mức độ cao hơn, các thành viên sẽ xem xét khả năng chuyển đổi thành mô hình Hiệp hội.
Phiên họp nhất trí giao cho nhóm chuyên gia từ Trường đại học Ngoại thương, Trường đại học Giao thông Vận tải, Viện Nghiên cứu và phát triển logistics, Trường Hàng không và Logistics Việt Nam phối hợp soạn thảo Quy chế hoạt động của Mạng lưới để các thành viên thông qua.
Các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi và đưa ra nhiều đề xuất nhằm phát huy tác dụng kết nối của Mạng lưới. Từ việc tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề về logistics và đào tạo logistics cho đến việc thực hiện các công trình nghiên cứu chung, viết giáo trình chung và hướng đến việc thống nhất chuẩn đầu ra trong đào tạo logistics. Việc liên kết với các doanh nghiệp là hoạt động được đặc biệt chú trọng nhằm nâng cao tính thực tiễn cho công tác đào tạo trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về logistics nhằm nâng cao nhận thức của xã hội và kích thích sự quan tâm của các em học sinh cũng được các đại biểu đặt ra. Tất cả những hoạt động nói trên sẽ được đưa vào Kế hoạch hoạt động của Mạng lưới năm 2018 và phân giao cụ thể cho các đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp.
Trong thời gian chưa bầu ra nhân sự lãnh đạo của Mạng lưới, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) sẽ là đơn vị điều phối các hoạt động của Mạng lưới.
Sự phát triển của Mạng lưới đào tạo logistics hứa hẹn sẽ làm nền tàng vững chắc cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về logistics cho Việt Nam.
Cục XNK và VITIC tổng hợp