New Page 1

THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ ĐÀO TẠO TRONG

MẠNG LƯỚI ĐÀO TẠO LOGISTICS VIỆT NAM

 

 

1.

THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ

1.1.

Tên đơn vị:

Trường Logistics và Hàng không Việt Nam (VILAS)

1.2.

Người đứng đầu:

Huỳnh Như Nguyệt

1.2.

Chức danh:

Giám đốc

1.4.

Địa chỉ:

Lầu 11 tòa nhà Hải Âu, 39B Trường Sơn, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

1.5.

Điện thoại:

(028) 6297 3988

1.6.

Fax:

(028) 6297 3996

1.7.

Email:

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

1.8.

Website:

www.vilas.edu.vn

1.9.

Fanpage:

https://www.facebook.com/logisticsknowledge/posts/

2.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG MẠNG LƯỚI

2.1.

Người đại diện 1:

Trần Chí Dũng

2.2.

Chức danh:

Trưởng Ban Cố vấn Chuyên môn

2.3.

Đơn vị công tác:

VILAS

2.4.

Điện thoại:

090 999 3749

2.5.

Email:

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

2.6.

Người đại diện 2:

Huỳnh Như Nguyệt

2.7.

Chức danh:

Giám đốc

2.8.

Đơn vị công tác:

VILAS

2.9.

Điện thoại:

090 619 7962

2.10.

Email:

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

3.

ĐÀO TẠO VỀ LOGISTICS

3.1.

Bộ môn, Khoa giảng dạy về logistics:

1/ Bộ môn Giao nhận Vận tải Quốc tế

2/ Bộ môn Dịch vụ Logistics

3/ Bộ môn Quản trị Chuỗi Cung ứng

4/ Bộ môn Vận tải Hàng không

5/ Bộ môn Vận tải Biển

6/ Bộ môn Công nghệ Thông tin Logistics

7/ Bộ môn Tự Động hóa Logistics

8/ Bộ môn Nghiên cứu Phát triển Logistics

3.2.

Số lượng giảng viên
giảng dạy về logistics:

36

3.4.

Thời lượng giảng dạy về logistics (tiết, tín chỉ):

Huấn luyện nhận thức: 8-16 giờ (1-2 ngày)

Các chương trình Chuyên viên (Executive): 27 – 45 giờ (1-2 tháng)

Các chương trình Quản lý/Quản trị:  30-63 giờ (1-2 tháng)

Các chương trình Hàng không: 24-40 giờ (1 tuần – 1,5 tháng)

3.8.

Tỷ lệ giờ học thực hành:

Tỷ lệ thông thường 40% lý thuyết, 60% thực hành, chi tiết có điều thay đổi nhỏ tùy từng chương trình.

3.6.

Số lượng sinh viên được học các học phần về logistics:

Hơn 1000 lượt học viên/năm

3.7.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành logistics:

Tính từ 2008 tới nay, đã cấp chứng nhận tốt nghiệp các khóa học chính thức (không tính huấn luyện nhận thức) cho hơn 2000 học viên

3.3.

Tên học phần giảng dạy về logistics:

1/ Nhận thức căn bản về Logistics (Logistics Overview - LO)

2/ Chuyên viên Logistics (Logistics Executive - LE)

3/ Chuyên viên Xuất Nhập khẩu (Import/Export Executive-IEE)

4/ Quản lý Dịch vụ Logistics (Logistics Services Management - LSM)

5/ Dịch vụ Giao nhận và Logistics (Freight Logistics Operations)

6/ Quản lý Vận tải Biển (Sea Transport Management)

7/ Quản lý Vận tải Hàng không (Air Transport Management)

8/ Quản lý Vận tải Đa phương thức (Multimodal Transport Management)

9/ Chuyên viên Mua hàng (Purchasing Executive - PE)

10/ Chuyên viên Chuỗi Cung ứng (Supply Chain Executive – SCE)

11/ Quản lý hoạch định nhu cầu (Demand Management-DM)

12/ Quản trị Chuỗi Cung ứng (Supply Chain Management-SCM)

13/ Quản trị Kho hàng và Phân phối (Warehouse & Distribution Mgmt)

14/ Quản trị Marketing Toàn Cầu (Global Marketing Management-GMM)

15/ Quản trị Mua hàng Toàn cầu (Global Purchasing Management-GPM)

16/ Quản trị Điều hành Sản xuất (Production Operations Mgmt-POM)

17/ Quản trị Vận tải Quốc tế (International Transport Mgmt-ITM)

18/ Quản trị Tài chính chuỗi cung ứng (SC Finance Mgmt-SFM)

20/ Quản trị Hợp đồng Chuỗi cung ứng (SC Contract Mgmt-CoM)

21/ Dịch vụ Hàng hóa Hàng không theo IATA (Cargo Introductory-CI)

22/ Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm 1 (IATA DGR-Cat 1,3,6)

23/ Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm 2 (IATA DGR-Cat 4,5,7,8)

24/ Vận chuyển Pin Lithium (Shipping Lithium Batteries by Air-SLBA)

25/ Vận chuyển Động vật sống (Live Animals Regulations-LAR)

26/ Vận chuyển hàng Dễ hư hỏng (Perishable Cargo Regulations-PCR)

27/ Nhận thức về An toàn & An ninh (Cargo Safety & Security-CSS)

28/ Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm theo IMO (IMDG)

29/ Các chương trình thiết kế riêng theo yêu cầu

30/ Các chương trình nghiên cứu & tư vấn.

Ghi chú: các chương trình 2-28 được công bố chi tiết tại www.vilas.edu.vn

3.5.

Tên giáo trình, tài liệu logistics đang sử dụng:

Mỗi chương trình đều có tài liệu Biên soạn riêng của VILAS.

Các chương trình Hàng không theo IATA: Tài liệu của IATA

Chương trình IMDG: Tài Liệu VILAS soạn theo IMO-IMDG Code

Các tài liệu tham khảo khác được sử dụng phổ biến:

          Simchi-Levi, D., Kaminsky, P. & Simchi-Levi, E. - Designing and Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies and Case Studies, Boston, Mass. Irwin McGraw-Hill, 2008.

          Bowersox, D. J., Closs, D.J. & Cooper, M.B. - Supply Chain Management, Michigan State University, 2003.

          Chase, R.B., Aquilano, N.J. & Jacobs, F.R. - Operations Management for Competitive Advantage,  Boston, McGraw-Hill/Irwin, 2001.

          Lambert, D.M, Stock, J.R and Ellram, L.M. - Fundamentals of logistics Management, Boston, Irwin/McGraw-Hill, 1998.

          Air Freight/ Sea Freight/Multimodal Transport/Land Transport/Warehouse Operations, Singapore National Library, 2013.

3.9.

Trang thiết bị phục vụ đào tạo về logistics:

VILAS chưa trang bị cơ sở thực hành riêng, thường sử dụng cơ sở vật chất của Doanh nghiệp Đối tác như Tân Cảng Cát Lái, ICD Tân Cảng Sóng Thần, LD Tân Cảng-STC, ICD Tiên Sơn, Ga hàng hóa TCS, Ga hàng hóa SCSC, Ga hàng hóa ALS, Ga hàng hóa ACSV, NCTS, Công ty Logistics Quốc tế Hoàng hà, một số Công ty Giao nhận khác.

3.10.

Phần mềm phục vụ đào tạo về logistics:

Ecus/VNACCS phục vụ khai báo Hải quan

APL Booking Management System hướng dẫn quản lý booking

CloSCM phục vụ các chức năng quản lý Forwarding, Trucking, WMS, TOS, CRM

4.

NGHIÊN CỨU VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VỀ LOGISTICS

4.1.

Các công trình nghiên cứu về logistics đã triển khai:

ü  2011: Phản biện và Nghiệm thu Đề tài phát triển dịch vụ logistics TP.HCM giai đoạn 2010-2015, Viện Phát triển TP.HCM

ü  2012: Khảo sát nhu cầu đào tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics của các nước thành viên ASAEN khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN, chương trình của AFFA

ü  2012: Xây dựng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management, Bảo vệ tại Los Angeles

ü  2013: tham gia Lập đề án Phát triển bền vững nguồn nhân lực logistics ASEAN, chương trình của AFFA

ü  2013: Nghiên cứu lập quy hoạch phát triển ngành logistics tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2014-2025 định hướng đến 2030.

ü  2013: Tư vấn lập đề án phát triển nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2014-2020, định hướng đền 2030.

ü  2014: Tổ chức Huấn luyện 50 giáo viên Logistics ASEAN theo chương trình thuộc Đề án phát triển bền vững nguồn nhân lực dịch vụ logistics ASEAN.

ü  2015: Tham gia xây dựng 5 tiêu chuẩn nghề logistics theo APEC, dự án kết thúc năm 2016 và được tiếp tục từ 2017.

ü  2015-2016: Xây dựng khung công nhận lẫn nhau về trình độ đào tạo Logistics trong GMS, dự án của ADB thông qua tư vấn GIZ.

ü  2016: Lập đề cương Đề án Phát triển Logistics TP.HCM đến 2025, định hướng 2030

ü  2016: Nghiên cứu hiện trạng dịch vụ logistics theo yêu cầu của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam, phục vụ xây dựng Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam.

ü  2016: thành viên Ban soạn thảo KHHĐ Logistics Việt Nam

ü  2017: thành viên Ban Biên tập Báo cáo Logistics Việt Nam 2017

ü  2017-2018: Nghiên cứu chế tạo thiết bị Kho thông minh, chuyên gia chính, dự án của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp – Bộ Công Thương.

ü  2017: Nghiên cứu xu hướng công nghệ ứng dụng trong logistics, dự án Mutrap hỗ trợ Bộ Công Thương.

 

4.2.

Các công trình nghiên cứu về logistics dự kiến triển khai:

ü  Các vấn đề về Urban Logistics/City Logistics

ü  Hạ tầng thông tin dữ liệu lớn cho Logistics

ü  Trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong Logistics

4.3.

Chuyển giao công nghệ về logistics đã triển khai:

Chưa thực hiện

4.4.

Chuyển giao công nghệ về logistics sẽ triển khai:

ü  Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong quản lý dịch vụ logistics

 

5.

HỢP TÁC VỀ ĐÀO TẠO LOGISTICS

5.1.

Các chương trình đang hợp tác trong nước:

                                     

Hợp tác với Đại Học Tôn Đức Thắng: chương trình liên kết cấp chứng chỉ chuyên ngành “FIATA Diploma in Freight Forwading” cho sinh viên ngành Kinh doanh Quốc tế - Khoa Quản trị Kinh doanh

5.2.

Các chương trình đang hợp tác với nước ngoài:

1/ Là Đối tác đào tạo của Hiệp hội Vận tải Hàng Không Quốc tế (International Air Transport Association – IATA):

- Theo tư cách “IATA Authorized Training Center – ATC” (từ 2011)

- Theo tư cách “IATA Accredited Training School - ATS” (từ 2012)

2/ Là cơ sở đào tạo các chương trình theo tiêu chuẩn Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế (FIATA) thông qua Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA):

- Chương trình FIATA Diploma in Freight Forwarding (từ 2011)

- Chương trình FIATA Higher Diploma in Supply Chain Management (từ 2013)

3/ Là đối tác đào tạo với Chương trình The Fresh Connection – TFC (Hà Lan):

- Chương trình Chuyên viên Chuỗi Cung ứng – SCE (từ 2015)

4/ Là thành viên liên minh trong hợp tác 3 bên (Đại học Khoa học Xã hội Singapore-SUSS; Liên minh Quốc tế về Vận tải và Logistics-ITLC, Thái Lan; VILAS, Việt Nam) về  hợp tác đào tạo, nghiên cứu, giao lưu trao đổi sinh viên (Ký kết tháng 9/2016).

5.3.

Các nội dung có thể hợp tác trong Mạng lưới:

1/ Hợp tác đào tạo cấp chứng nhận ngắn hạn cho sinh viên (năm cuối) – các trường có thể tùy chọn nội dung chuyên môn thích hợp với sinh viên trường mình, VILAS sẽ cung cấp Chương trình, Giảng viên (phối hợp huấn luyện Giảng viên tại chỗ), chứng chỉ;

2/ Hợp tác xây dựng chương trình đào tạo và huấn luyện Giảng viên theo yêu cầu riêng từng trường trên cơ sở phối hợp các nguồn lực, chia sẻ kiến thức chuyên ngành và kinh nghiệm thực tế;

3/ Hợp tác xây dựng các cơ sở Thực hành, phòng Lab (ICT Logistics Lab, Supply Chain Innovation Lab, Logistics 4.0 Lab,…)

4/ Bảo trợ chuyên môn các cuộc thi về Logistics quy mô cấp Trường, Tỉnh/TP, Toàn Quốc, Quốc tế.

5/ Phối hợp nghiên cứu, tư vấn, tuyên truyền quảng bá ngành thông qua các Hội thảo chuyên đề, Career Talk cho sinh viên,…

6.

THÔNG TIN KHÁC

 

6.1.

Các thông tin đơn vị muốn cung cấp thêm:

1/ VILAS có tham dự chương trình huấn luyện Giảng viên về Thiết kế chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện với mô hình đào tạo theo sự dẫn dắt của công nghiệp (Industry Led Competency Based Training) và có thể chia sẻ kinh nghiệm với các trường;

2/ VILAS có thể cung cấp các hệ thống công nghệ*:

- Hệ thống CloSCM chạy trên nền tảng điện toán đám mây (SalesForce)

- Hệ thống Quản lý Giao nhận Vận tải Quốc tế-FMS

- Hệ thống Quản lý Vận tải-TMS, CBT

- Hệ thống Quản lý Kho hàng-WMS (cho 3PL)

- Hệ thống Quản lý Bến-TOS (cảng thủy, cảng cạn)

- Hệ thống Hoạch định nguồn lực Doanh nghiệp-ERP cho SMEs

- Hệ thống Chia chọn hàng tự động – Dịch vụ Express, CBEC

- Robot Kho hàng Thương mại Điện tử,…

(*) Hợp tác với Logistics Stars Link Corp.(Vietnam-Singapore), AFR Solutions Ltd. (Japan). Các trường có nhu cầu thì nêu rõ để sắp xếp kế hoạch 2018-2019 do hiện nay nhu cầu tăng cao và các dự án đều cần thời gian đáng kể để thực hiện.

6.2.

Kiến nghị đối với hoạt động của Mạng lưới:

1/ VILAS đề xuất các trường có quan tâm về chương trình Quản trị Chuỗi Cung ứng có thể nghiên cứu khả năng cùng xây dựng một chương trình đào tạo chung để tổ chức trong toàn bộ mạng lưới để xây dựng uy tín chung và chia sẻ nguồn lực.

Chương trình này có thể tổ chức Đối sánh đạt chuẩn APEC Occuptional Standard về Supply Chain Management.

2/ VILAS đề xuất cần xây dựng nhanh hệ thống chương trình Module hóa, có liên thông, liên kết và có thể được công nhận bởi trước mắt là các trường trong nước, sau đó tới khu vực ASEAN, APEC, sau đó nữa là Châu Âu và Mỹ.

3/ VILAS đề xuất gây quỹ Phát triển tài năng trẻ Logistics Việt Nam, là quỹ đầu tư vào nhân lực (không phải tài trợ không hoàn lại) để hỗ trợ tài chính cho các sinh viên giỏi có cơ hội học các chương trình chất lượng cao, sau khi ra trường đi làm thanh toán lại (chu trình 18-24 tháng).

Mạng lưới đào tạo logistics Việt Nam

Viet Nam Logistics Training Network